Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 414
  • Hôm nay: 115735
  • Tháng hiện tại: 1321091
  • Tổng lượt truy cập: 63489838
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Vượt khó ở lớp học ghép huyện Na Rì

Đăng lúc: Thứ bảy - 29/10/2022 23:08 - Người đăng bài viết: duchien
Dù nhiều lớp học ghép ở rẻo cao huyện Na Rì (Bắc Kạn) còn nhiều khó khăn nhưng thầy cô vẫn nỗ lực để chăm sóc, dạy dỗ con em đồng bào thật tốt.
Văn Vũ là xã khó khăn của huyện Na Rì, với nhiều thôn bản cách xa trung tâm xã nên học sinh phải học ở các điểm trường. Dù còn khó khăn nhưng hằng ngày các em vẫn cắp sách đến trường học chữ với mong muốn có một tương lai tốt đẹp hơn.


Không giống như những lớp học bình thường, lớp học ở điểm trường nơi đây phải chia làm đôi, một phía là lớp 1, phía còn lại là lớp 2. Ngoài việc bố trí lớp học, giáo viên phải sắp xếp giờ giảng hợp lý để các em tiếp thu bài tốt nhất.
Ở đây học sinh chủ yếu là người Mông, Dao nhiều em nhỏ có bố mẹ đi làm ăn xa không sát sao hỗ trợ việc học nên các em tiếp thu còn chậm.
Cô giáo Nông Thị Thuỷ, trường PT dân tộc bán trú Tiểu học Văn Vũ, huyện Na Rì cho biết: "Khó khăn thứ nhất là nhận thức của các em không đồng đều. Thứ hai, đa số học sinh là dân tộc thiểu số, khó khăn về cách phát âm như học sinh lớp 1 phát âm những âm vần còn lẫn với phương ngữ của địa phương".


 
Phân trường Phắc Thôn cách điểm trường chính gần 5km với một lớp tiểu học và một lớp mầm non. Tiểu học là một lớp ghép hai trình độ, mầm non cũng chỉ có một lớp ghép nhiều lứa tuổi. Bậc mầm non các em được tổ chức ăn bán trú nhưng do không bố trí được người đưa cơm hàng ngày nên phụ huynh chuẩn bị cơm từ sáng sớm để các em mang đến lớp.
Bậc tiểu học cũng vậy, đồ ăn được chuẩn bị từ sáng, buổi trưa nhà trường bố trí một phòng cho các em ăn uống và nghỉ ngơi.



Bữa cơm trưa của các em học sinh lớp ghép 1, 2 ở phân trường Phắc Thôn, trường PT dân tộc bán trú Tiểu học Văn Vũ, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
 
Cũng theo cô Thuỷ: “Các em nhà ở gần đây, bố mẹ phải đi làm ăn xa hoặc đi làm nương cả ngày đến tối mới về nên gửi cô giáo, buổi sáng phụ huynh nấu cơm cho các con mang đi học. Học xong thì cơm canh đã nguội, các em vẫn phải ăn để chiều học tiếp, nhiều lúc thương lắm nhưng chẳng có cách nào giúp đỡ các em được. Buổi trưa, cô giáo ở lại trường trực trông trẻ ăn, ngủ và dạy dỗ các em.” Lớp học ghép mầm non đủ lứa tuổi ở phân trường
Theo thầy giáo Đàm Văn Ong, Phó Hiệu trưởng trường PT dân tộc bán trú Tiểu học Văn Vũ, huyện Na Rì cho biết: “Ở đây, có một lớp ghép gộp 04 học sinh lớp 1, 04 học sinh lớp 2 học chung một phòng học.
Trong lớp, chỉ có 1 em đủ điều kiện được hưởng bán trú nhưng nhà trường cũng không thể vào đây để tổ chức bếp ăn và cũng không đủ tiêu chuẩn cho một cô nuôi vào đây phục vụ.
Vậy nên ăn uống của các em đều do gia đình nấu sẵn từ sáng để mang đi ăn trưa. Chiều tối, cha mẹ đến đón con về, buổi trưa, các em và thầy cô ăn nghỉ tại trường, điều kiện cơ sở vật chất, trường lớp học, cô nuôi, giáo viên tại các điểm trường còn thiếu thốn nhiều lắm.
Đây cũng là khó khăn chung ở các lớp học vùng cao, chúng tôi chỉ biết động viên giáo viên, phụ huynh cùng cố gắng có trách nhiệm cao trông nom, chăm sóc, dạy con em đồng bào dân tộc thật tốt.”
Ở đây, sóng điện thoại không có hoặc chập chờn nên việc thông tin liên lạc cũng khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dạy và học cũng như việc phối hợp thông tin giữa gia đình với nhà trường. Tuy vậy, với sự tận tuỵ của giáo viên, các em học sinh ở đây luôn duy trì đủ sỹ số lớp, ham học, cần cù, chịu khó để học những kiến thức mới.
Tình trạng thiếu thốn trường lớp học ở các điểm trường tại Bắc Kạn tương đối phổ biến. Bắc Kạn là tỉnh nghèo nên đầu tư cho giáo dục cũng còn hạn chế. Do đó, trong thời gian tới, cần sự quan tâm đầu tư vốn xây dựng trường lớp, xóa bỏ lớp ghép, đảm bảo đầy đủ các điều kiện dạy học cho con em đồng bào dân tộc nơi đây.
Bên cạnh nguồn nguồn vốn ngân sách địa phương để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, cũng cần sự chung tay của mọi nguồn lực, các nguồn vốn trong dân cư, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các nhà đầu tư dưới nhiều hình thức để góp phần giải quyết các khó khăn trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho giáo dục vùng khó.

Tác giả bài viết: Báo Giáo dục thời đại
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website