Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 153
  • Hôm nay: 44025
  • Tháng hiện tại: 333459
  • Tổng lượt truy cập: 42860042
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Xuyên tạc Chiến thắng 30/4/1975 - Con đường sai lầm không lối thoát của các thế lực thù địch

Đăng lúc: Thứ tư - 06/04/2022 03:31 - Người đăng bài viết: Phạm Tú
Xuyên tạc Chiến thắng 30/4/1975 - Con đường sai lầm không lối thoát của các thế lực thù địch

Xuyên tạc Chiến thắng 30/4/1975 - Con đường sai lầm không lối thoát của các thế lực thù địch

Như “nấm mọc sau cơn mưa”, mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các trang mạng xã hội như Việt Tân, Nhật ký yêu nước, Vietline.TV, VOA, BBC News, Tin Tức Hoa Kỳ, Hoa Kỳ Channel..., đồng loạt đăng tải các bài viết, video, hình ảnh xuyên tạc…; đồng thời tổ chức Việt Tân chỉ đạo các phần tử phản động tổ chức livestream để phủ nhận thành quả của cuộc kháng chiến trường kỳ của quân và dân cả nước.

 
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân giải phóng húc đổ cánh cổng Dinh Tổng thống ngụy, đánh dấu Ngày Nam - Bắc sum họp một nhà, miền Nam được giải phóng, cả nước được thống nhất.

Gần đây, chúng rêu rao rằng đó là “ngày quốc hận” khi Đảng Cộng sản Việt Nam cho quân Bắc Việt xâm chiếm miền Nam; “tháng 4 là tháng vo gạo bằng nước mắt”, “tháng 4 đen”; đây “thực chất chỉ là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, chiến tranh ý thức hệ nên không có gì đáng tự hào”;....(?!)

Đó là những luận điệu hoàn toàn sai trái, sáo rỗng, mong muốn của những phần tử cơ hội, phản động và những thế hệ “lưu vong” tàn dư của chế độ Việt Nam Cộng hòa về Chiến thắng 30/4/1975. Đồng thời, những luận điệu ấy đã bị chính những giá trị lịch sử, ý nghĩa trọng đại của Chiến thắng 30/4/1975 và thành tựu qua hơn 35 năm đổi mới của đất nước ta phủ nhận, phản biện.

Những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của các thế lực thù địch.
 
Những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của các thế lực thù địch.

Bởi trên thực tế, để có ngày toàn thắng, non sông thu về một mối, quân và dân ta đã phải kinh qua 21 năm trường kỳ kháng chiến, hy sinh, gian khổ, có những thời điểm tình thế cách mạng như ngàn cân treo sợi tóc, nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của Quân đội và Nhân dân cả nước, cùng tinh thần đoàn kết, triệu người như một “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, “tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng”,… Bởi, Nam - Bắc là một nhà, cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc của quân và dân ta là cuộc kháng chiến chính nghĩa, được cả thế giới và ngay cả người Mỹ ủng hộ. Từ việc kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, ủng hộ của dư luận quốc tế, với đường lối kháng chiến tài ba, quân và dân ta đã tạo nên chiến thắng 30/4/1975 lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu.

Những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của các thế lực thù địch.
 
Những luận điệu xuyên tạc Chiến thắng lịch sử 30/4/1975 của các thế lực thù địch.

Chiến thắng đó thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức sống mãnh liệt của văn hóa và con người Việt Nam, không chỉ dân tộc Việt Nam mà nhân loại tiến bộ trên thế giới đều thừa nhận, trân trọng, tự hào và ngưỡng mộ. Chiến thắng 30/4/1975 đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc như một trong những trang sử chói lọi nhất, khẳng định tầm vóc vĩ đại, thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và khát vọng hòa bình của cả dân tộc, đánh dấu bước ngoặt quyết định đưa nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước 47 năm, kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và qua hơn 35 năm đổi mới, nhờ thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế phát triển mạnh, quốc phòng an ninh được giữ vững, củng cố và tăng cường. Nền kinh tế bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2020 đạt 342,7 tỷ đô la Mỹ (USD), trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN; thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần, lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Năm 2021, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê GDP tăng 2,58% và quý I năm 2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới. Công nghiệp phát triển khá nhanh, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 85% GDP. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỷ USD, năm 2021 đạt 668,54 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8% năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều (tiêu chí cao hơn trước); năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,52% tỷ, từ 2,75% cuối năm 2020 xuống còn 2,23% cuối năm 2021. Tỷ lệ hộ cận nghèo giảm 0,34%, từ 3,71% cuối năm 2020 xuống còn 3,37% cuối năm 2021. Chỉ số phát triển con người Việt Nam HDI của cả nước tăng từ 0,682 năm 2016 lên 0,687 năm 2017; 0,693 năm 2018; 0,703 năm 2019 và 0,706 năm 2020. Theo đó, Việt Nam từ Nhóm các quốc gia, vùng lãnh thổ có HDI trung bình năm 2018 và những năm trước đó đã gia nhập Nhóm đạt mức cao trong năm 2019 và năm 2020. Thứ hạng HDI của Việt Nam trong các quốc gia, vùng lãnh thổ thế giới tăng từ vị trí 118 năm 2018 lên 117 năm 2019 và có thể tiếp tục được cải thiện trong năm 2020 khi UNDP cập nhật Bảng xếp hạng.

Biểu đồ mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vào Quý I/2022.
Biểu đồ mức độ tăng trưởng GDP của Việt Nam vào Quý I/2022.

Đáng ghi nhận là Việt Nam cũng đã tích cực, chủ động hội nhập sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội quốc tế, là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, nhất là có uy tín, vị thế cao trong hoạt động của Liên hợp quốc (gia nhập ngày 20/9/1977), là quốc gia điển hình, được nhân dân thế giới yêu mến khi tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; thành viên trách nhiệm, tích cực của tổ chức ASEAN (gia nhập ngày 28/7/1995), APEC (gia nhập ngày 14/11/1998), WTO, CICA,…

Như vậy, có thể nói, việc thực hiện đường lối đổi mới đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố.

47 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), Việt Nam ngày càng phát triển thịnh cường, giàu đẹp.
 
47 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), Việt Nam ngày càng phát triển thịnh cường, giàu đẹp.

Điều đấy minh chứng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, tinh thần yêu nước, cố kết cộng đồng, cùng sự tin tưởng tuyệt đối vào Đảng, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, Việt Nam đã và đang vươn lên, phát triển giàu đẹp, thịnh cường, khẳng định vị thế với các cường quốc. Và chính những thành quả đó sẽ là minh chứng sắc bén bẻ gãy mọi luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng 30/4/1975 bất diệt.

 


Tác giả bài viết: Đại úy Lâm Hoàng Ân (Sư đoàn 5, Quân khu 7)
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website