Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 162
  • Hôm nay: 30413
  • Tháng hiện tại: 319847
  • Tổng lượt truy cập: 42846430
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

"Thực hiện lời dạy của Bác, tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi"

Đăng lúc: Thứ sáu - 10/06/2022 00:05 - Người đăng bài viết: bantuyengiao
"Thực hiện lời dạy của Bác, tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi"

"Thực hiện lời dạy của Bác, tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi"

Nhân dịp kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh, Ban Biên tập Website xin giới thiệu bài viết "Thực hiện lời dạy của Bác, tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi".
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về việc tự học. Từ những việc như tự học ngoại ngữ, học viết báo, rửa ảnh, học làm bếp,..của Bác đã mang đến cho chúng ta những bài học cụ thể, thiết thực, sâu sắc và quý giá để mỗi người học tập và làm theo. Vì thế, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh một mặt thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mặt khác luôn chú trọng thực hiện tốt lời dạy của Bác nhắn gửi đến nhân dân tỉnh nhà “tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi” để góp phần xây dựng quê hương “ngày càng nổi bật lên”.


Ảnh tư liiệu 

 
Những bức thư, điện khen của Người trong suốt công cuộc kháng chiến, kiến thiết nước nhà là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh. Trong Thư gửi đồng bào huyện Cẩm Xuyên vào tháng 11 năm 1948 về thành tích đi đầu ở phong trào “bình dân học vụ”, Người có viết “Những thành tích ấy chỉ là bước đầu. Đồng bào cần phải tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi” [1]. Sau này Người còn dặn dò thêm “tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”[2]. Nhân dân Hà Tĩnh tự hào trở thành tỉnh đầu tiên trên cả nước xóa mù chữ vào năm 1949 và thực hiện tốt đường lối giáo dục của Đảng, lời dạy của Bác ở những giai đoạn tiếp theo. Nhất là sau khi tái lập tỉnh, ngành giáo dục Hà Tĩnh gặp rất đứng trước nhiều chông gai, trở ngại nhưng với được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên, học sinh, ngành Giáo dục và đào tạo cùng toàn thể nhân dân tỉnh nhà đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và đạt những kết quả quan trọng. Một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên kết quả đó là nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và cả cộng đồng tỉnh nhà về vai trò, vị trí của việc học tập tập suốt đời, của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã có những chuyển biến tích cực. Do đó công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được củng cố vững chắc; mạng lưới cơ sở giáo dục từ xa của tỉnh Hà Tĩnh phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng về mô hình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, về xã hội học tập hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại khi trên thế giới, giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố mang tính quyết định đến vận mệnh, tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hiều văn bản về xây dựng xã hội học tập cụ thể như Chỉ thị  14/CT - TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài giai đoạn 2021 - 2030”. Vào ngày 25/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 387/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”. Phát huy những kết quả đạt được về truyền thống hiếu học, thực hiện lời dạy của Bác và dựa trên những chủ trương của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động xây dựng, thực hiện các Đề án xây dựng gia đình, dòng họ cộng đồng học tập, nhằm tạo nền tảng để khơi dậy truyền thống hiếu học, phong trào thi đua học tập ở nhân dân, ở mỗi nhà, ở mỗi dòng họ. Đó là Văn bản số 383/UBND-VX ngày 17/6/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc triển khai Chỉ thị 14/CT- TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; Công văn số 888-CV/TU Ngày 07/4/2022 của Thường trực Tỉnh ủy về Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn từ nay đến năm 2030. Các cấp hội khuyến học của tỉnh đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng hội viên và tổ chức hội, nhằm thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội; tiếp tục củng cố thành lập mới tổ chức hội trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp. Bên cạnh đó chú trọng xây dựng Hướng dẫn thành lập tổ chức Khuyến học trong Đảng ủy khối cơ quan và doanh nghiệp; Đảng ủy: Công an, Quân sự, Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh sẽ triển khai trong tháng 06/2022. Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với sở Giáo dục và đào tạo triển khai Kế hoạch 400/KH- UBND ngày 15/9/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về Thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030”.
Việc xây dựng xã hội học tập được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, góp phần tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người dân được học tập suốt đời, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với tình hình biến đổi nhanh chóng của đất nước và địa phương hiện nay, tỉnh nhà đã có những quan tâm, chỉ đạo cụ thể như việc ban hành các văn bản cụ thể như thành lập Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học và sẽ triển khai hoạt động ở năm học 2021 - 2022. Những chương trình học tập suốt đời, các chương trình giáo dục mở trên sóng phát thanh, truyền hình được cung cấp, tổ chức đa dạng từ nhiều tổ chức văn hóa cũng như các kênh phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua đó đã giới thiệu một cách rộng rãi, cụ thể đến các đối tượng khác nhau nên các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, các lớp phổ cập ngoại ngữ, tin học ứng dụng, giáo dục kỹ năng sống, nghề ngắn hạn tại các trung tâm học tập cộng đồng được số lượt người tham gia tăng theo mỗi năm. Theo số liệu của Hội khuyến học Hà Tĩnh, vào năm 2019 tỷ lệ gia đình học tập 83,2%, dòng họ học tập 70%, cộng đồng thôn/tổ dân phố học tập 85%, đơn vị (cơ quan, trường học, doanh nghiệp) học tập 82%, “Cộng đồng học tập” cấp xã 78% - xếp thứ 15 các tỉnh, thành phố. Khi đứng trước những khó khăn, thách thức từ dịch Covid-19 nhưng năm 2021 toàn tỉnh vẫn đạt được 6.644 ban khuyến học, gần 381.000 hội viên và thành lập mới 258 ban khuyến học cơ quan, đơn vị và dòng họ kết nạp thêm 1.322 hội viên, đưa tổng số hội viên toàn tỉnh lên gần 381.000 người, đạt tỷ lệ 28,87% tổng số dân. Việc tiếp nhận quản lý và điều hành Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao gặp hoàn cảnh khó khăn vào học đại học của tỉnh với việc huy động 16 tỷ đồng, hỗ trợ cho 137 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vào đại học. Đồng thời, tỉnh cũng đã trao 649 chiếc máy tính và điện thoại thông minh, trị giá hơn 2,2 tỷ đồng cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, từ chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Quỹ Khuyến học, khuyến tài Nguyễn Du trích 536 triệu đồng để khen thưởng cho 1.360 học sinh quốc gia, học sinh giỏi tỉnh và 10 giáo viên có thành tích xuất sắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi. Với sự chung tay của toàn cộng đồng thì đến tháng 5/2022 toàn tỉnh đã vận động được 24.464 triệu đồng, cụ thể cấp tỉnh huy động 2.390 triệu, cấp huyện 1.627 triệu, cấp cơ sở trên  20.447 triệu. Đặc biệt là nổi lên một số đơn vị có cách làm sáng tạo trong vận động khuyến học và đạt kết quả cao như : Can Lộc, thị xã Kỳ Anh, Đức Thọ, Thạch Hà ...Hà Tĩnh triển khai mô hình thí điểm mô hình "Công dân học tập” tại 03 đơn vị Thành phố Hà Tĩnh ; huyện Đức Thọ; huyện Vũ Quang bước đầu đạt những kết quả tốt. Số lượng cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục tăng nhanh, đặc biệt là hệ thống trung tâm tin học, ngoại ngữ. Điều này đã hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, giáo viên và mọi người dân theo hướng xã hội hoá.
Đến năm 2021, Hà Tĩnh là địa phương đạt 4/4 mục tiêu cả về mục tiêu xóa mù chữ và phổ cập giáo dục; mục tiêu học tập nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ; mục tiêu hoàn thiện kỹ năng sống; mục tiêu kết quả học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề. Tỉnh Hà Tĩnh đã dần thực hiện có hiệu quả việc xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, cơ quan, trường học đồng thời vận động con em xa quê, các doanh nhân, các nhà hảo tâm cùng chung tay góp sức vì sự học của con em. Từ đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển giáo dục của tỉnh nhà; khích lệ, động viên tinh thần vượt khó học tập, rèn luyện của con em Hà Tĩnh. Đặc biệt là tận dụng các nền tảng công nghệ, nhằm đa dạng hóa các kênh và công cụ học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Thực hiện lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên Hà Tĩnh luôn phải gương mẫu trong học tập và tự học. Mỗi người cần phải luôn có ý thức học tập là thường xuyên hàng ngày, không kể việc lớn hay việc nhỏ, việc quan trọng hay không quan trọng. Quá trình học tập đó không bị giới hạn hay bó hẹp về không gian, thời gian mà được thực hiện mọi lúc, mọi nơi từ trường học, cơ quan, đồng nghiệp cho đến nơi cư trú. Kiến thức thì phong phú còn nhận thức là cả quá trình nên cần phải thường xuyên cập nhật, bổ sung làm giàu vốn sống cho mình. Việc quan sát học hỏi, đúc rút những kiến thức từ chính đời sống xã hội là yếu tố hình thành nên thế giới quan lẫn nhân sinh quan đúng đắn, khoa học cho mỗi người để từ đó định hướng cách nhìn nhận, hành động đạt hiệu quả. Xuất phát từ những yếu tố cá nhân, điều kiện cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên để tự hình thành kế hoạch, mục tiêu, phương pháp học tập cụ thể phù hợp. Đồng thời phải phát huy kết quả đã đạt được từ phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập do đây là một vấn đề có ý nghĩa góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và làm tốt lời dặn của Bác, tỉnh Hà Tĩnh rà soát, đánh giá hiệu quả mô hình hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Đồng thời, chọn một số việc ưu tiên, tập trung làm tốt, như: xoá mù chữ; phát triển hệ thống đào tạo từ xa; tăng cường hiệu quả của hệ thống khuyến học; tăng cường các hoạt động truyền thông và định hướng xã hội đối với việc học tập; gia tăng nguồn tài nguyên, dữ liệu số phục vụ việc học tập thường xuyên. Thực tiễn cho thấy mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và biến đổi nên học tập suốt đời là cách thức hiệu quả, bền vững nhất để chúng ta đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc, cuộc sống. Cả xã hội học tập là đòn bẩy đưa xã hội ngày càng phát triển vượt qua những khó khăn, thách thức đặt ra.
Hà Tĩnh là một trong những địa phương giàu truyền thống hiếu học và khoa bảng, nên từ xa xưa, ý thức nỗ lực vươn lên bằng con đường học tập như mạch nguồn đã ăn sâu, thấm đẫm vào máu thịt của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội. Đối với mỗi người dân Hà Tĩnh, những lời dặn dò của Người không chỉ là chủ đề thường xuyên trong các cuộc sinh hoạt chi bộ mà còn là chuyện để chia sẻ, nhắc nhở nhau khi thực hiện nhiệm vụ cũng như cuộc sống đời thường. Điều đó tạo nên khí thế thi đua học tập, lao động càng sôi động thôi thúc mọi người cùng nỗ lực, phấn đấu. Mỗi người dân có quyền bình đẳng, có trách nhiệm học tập thường xuyên, học suốt đời và có nắm giữ mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.

        Tài liệu tham khảo
  1. Bác Hồ với Hà Tĩnh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, Tr 36.
  2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, T 12, Tr 92.
  3. Báo cáo của Hội Khuyến học tỉnh Hà Tĩnh 06 tháng đầu năm và triển khai thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022
Tác giả bài viết: Ths.Phan Thị An Phú
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website