Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 129
  • Hôm nay: 49795
  • Tháng hiện tại: 339750
  • Tổng lượt truy cập: 42866333
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Tất cả vì no ấm, hạnh phúc của nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh trường tồn của Đảng ta

Đăng lúc: Chủ nhật - 20/03/2022 04:47 - Người đăng bài viết: bantuyengiao
Tất cả vì no ấm, hạnh phúc của nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh trường tồn của Đảng ta

Tất cả vì no ấm, hạnh phúc của nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh trường tồn của Đảng ta

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), Ban Biên tập website giới thiệu bài viết của tác giả Phan Thị An Phú, Trường Chính trị Trần phú với chủ đề "Tất cả vì no ấm, hạnh phúc của nhân dân là cội nguồn làm nên sức mạnh trường tồn của Đảng ta"

 
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đời sống Nhân dân thông qua việc ban hành các văn bản, chính sách an sinh xã hội... Đó là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên cuộc sống hạnh phúc, no ấm, tiến bộ của mỗi con người, góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc, hài hòa và công bằng.
Theo quan điểm của những nhà mác xít thì hạnh phúc là yếu tố quan trọng đối với đời sống tinh thần của mỗi người, là nền tảng tinh thần giúp mỗi cá nhân xây dựng lý tưởng, mục tiêu, thái độ trước cuộc sống. Đấy là hạt nhận cơ bản để thiết lập quan niệm đúng sai, thiện ác,…để định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người đạt mục đích, hiệu quả nhất định. Hạnh phúc là cảm xúc tự giác chỉ đạt đến khi những nhu cầu phát triển của xã hội được chủ thể chuyển thành trách nhiệm, có những cảm xúc sâu sắc kết hợp với sự phấn đấu, hoạt động tích cực để vươn đến những kết quả tích cực gắn liền nhu cầu phát triển của xã hội. Qua lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, nghiên cứu khoa học con người tạo các giá trị vật chất và giá trị tinh thần đem lại hạnh phúc cho chính mình. Điều đó có nghĩa là hạnh phúc của con người không là cái tự nhiên sẵn có mà phải hoạt động, phải đấu tranh không ngưng nghỉ để cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội từ đó dần hoàn thiện bản thân. Đạo đức học Mác - Lênin chỉ ra giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có mối quan hệ biện chứng vì hạnh phúc chân chính của mỗi cá nhân không thể tách rời hạnh phúc chung toàn xã hội.
Ý tưởng về ngày Quốc tế hạnh phúc đến từ một vương quốc nhỏ thuộc lục địa phía Himalayas vì với họ các yếu tố sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý và mức sống của người dân được xem là tiêu chí đánh giá hạnh phúc. Và vào ngày 12/7/2012, Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 66/281 tuyên bố ngày 20/3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Bởi lẽ, ngày 20/3 là ngày xuân phân - lúc mặt trời nằm ngang đường xích đạo, ngày và đêm có độ dài bằng nhau đại diện cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Đó là thời điểm mà giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực đạt đến trạng thái cân bằng. Do vậy, thông điệp mà ngày Quốc tế Hạnh phúc muốn gửi đến chính là muốn có hạnh phúc cần giữ được sự cân bằng, hài hòa.
Vào ngày 26/12/2013, Thủ tưởng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2589/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 hằng năm”. Việt Nam là một trong sô các quốc gia tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc với mong muốn hướng đến vì một thế giới hoà bình, một thế giới phát triển bền vững, mọi người được tận hưởng niềm hạnh phúc mà không có bất cứ rào cản hay phân biệt. Việt Nam tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” lần đầu tiên vào năm 2014 lan tỏa Thông điệp yêu thương và chia sẻ trong gia đình, dòng tộc, cộng đồng, bạn bè,...mang đến hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội từ đó phát triển an sinh xã hội, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh...của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở bài phát biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021 đã bàn về vấn đề “Hạnh phúc” rằng: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp, mà còn ở sự phong phú về tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”. Điều này cho thấy, ở quan điểm của Tổng Bí thư chỉ rõ hạnh phúc không chỉ dừng lại ở hưởng thụ những giá trị đơn thuần về về vật chất thông thường như tiền bạc, của cải, cái ăn, cái mặc mà cần có sự hài hòa với những giá trị tinh thần là tình thương, lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng. Điều kiện để mỗi cá nhân đạt đến sự cân bằng giữa những giá trị vật chất và giá trị tinh thần đó là được cống hiến, phát huy năng lực của mình trong một xã hội, một đất nước phồn vinh, hạnh phúc thực sự. Đây là sự vận dụng linh hoạt quan điểm biện chứng của Tổng Bí thư về hạnh phúc theo tư tưởng đạo đức học Mác - Lênin vào bối cảnh cụ thể của Việt Nam. Và chính thực tiễn đất nước cũng là minh chứng xác thực nhất khi ở Bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc thế giới năm 2021 đưa ra bởi Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc thì Việt Nam đứng ở vị trí 79 trong tổng số 149 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Báo cáo chỉ số Hạnh phúc Thế giới được biên soạn hàng năm bởi bởi cơ quan Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc gồm 156 quốc gia và dựa vào 6 chỉ số hạnh phúc là: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng. Chú trọng nâng cao cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần cùng những chính sách đảm bảo quyền sống, cống hiến, thụ hưởng cho mọi người là đích đến của chế độ mà Đảng ta đã xây dựng, thực hiện. Tất cả vì con người, lấy con người là trung tâm nên đã có nhiều chính sách được ban hành như Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (gọi tắt là Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg)...
Con đường đổi mới, thực hiện xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đang còn nhiều khó khăn, thử thách. Và thực tiễn đó đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết gồm cả vấn đề về “Hạnh phúc” cùng những điều kiện để con người đạt được hạnh phúc. Vì thế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là : “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế. Có chính sách cụ thể phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiếu số. Thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam."[1].
Với bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với đất nước ta nhưng kết quá đạt được trong thực hiện nhiệm vụ vừa duy trì phát triển kinh vừa đảm bảo an sinh xã hội là lời đáp chân thực nhất về sự quan tâm, chú trọng của Đảng và Nhà nước đến đời sống của nhân dân, để mỗi người dân được hưởng hạnh phúc trọn vẹn.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.I,tr.111.


Tác giả bài viết: Phan Thị An Phú - Trường Chính trị Trần Phú
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website