Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 202
  • Khách viếng thăm: 196
  • Máy chủ tìm kiếm: 6
  • Hôm nay: 32212
  • Tháng hiện tại: 371441
  • Tổng lượt truy cập: 42898024
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Đồng chí Tô Hiệu - Tấm gương trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng

Đăng lúc: Thứ năm - 03/03/2022 02:10 - Người đăng bài viết: bantuyengiao
Đồng chí Tô Hiệu - Tấm gương trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng

Đồng chí Tô Hiệu - Tấm gương trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng

Đồng chí Tô Hiệu là người chiến sĩ cộng sản tiêu biểu của cách mạng Việt Nam. Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của ông chính là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và sau này hiểu rõ, học tập về sự cống hiến của các bậc tiền nhân đối với quốc gia, dân tộc. Nhân dịp kỷ niệm 110 ngày sinh của đồng chí Tô Hiệu là dịp để chúng ta tri ân đến ông là tấm gương sáng, là tấm gương trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Chân dung đồng chí Tô Hiệu

 
Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên trong một gia đình nhà nho giàu lòng yêu nước. Lúc mới 14 tuổi, ông đã sớm giác ngộ và nhiệt tình tham gia phong trào cách mạng như bãi khóa, để tang cụ Phan Châu Trinh bị nhà trường thực dân đuổi học phải chuyển lên Hà Nội học. Tại ngôi trường mới, đồng chí Tô Hiệu vẫn tích cực tham gia các phong trào yêu nước nên được kết nạp vào Học sinh đoàn - một tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Vào 18 tuổi, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 4 năm tù giam, đày đi Côn Đảo. Nhà tù Côn Đảo là nơi đồng chí tìm hiểu các tù nhân để mở rộng các mối quan hệ từ đó trở nên gần gũi, học tập những người tù cộng sản, tham gia vào các hoạt động trong tù. Đó là quãng thời gian Tô Hiệu nhận được sự giúp đỡ, bồi dưỡng từ các đồng chí lớn tuổi hơn, hoạt động lâu năm và có nhiều kinh nghiệm hơn như Ngô Gia Tự, Tôn Đức Thắng về hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, Luận cương chính trị của Đảng, kinh nghiệm vận động quần chúng công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh vận, kinh nghiệm công tác bí mật…Trên cơ sở đó, Tô Hiệu tích cực tham gia các hoạt động trong nhà tù và không ngừng học tập, rèn luyện bản thân. Nhà tù Côn Đảo là nơi kết nạp Tô Hiệu trở thành đảng viên của Đảng cộng sản Đông Dương. Đây là dấu mốc quan trọng, là bước chuyển của chàng trai 20 tuổi tràn đầy niềm hoài bão, yêu nước nhiệt trở thành một đảng viên cộng sản.

Trường chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng

 
Lúc ông ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng tại nhiều địa phương cho đến giữa tháng 5/1937, đồng chí được bầu là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy rồi sau đó là Ủy viên Thường vụ Liên Xứ ủy Bắc Kỳ - Bắc Trung Kỳ. Với cương vị được Đảng phân công, ông đã thực hiện nhiều chuyến đi chăm lo công tác xây dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức đảng ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương từ cuối năm 1937 đến đầu năm 1938. Đặc biệt là vào đầu năm 1939, đồng chí Tô Hiệu đã trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo phong trào cách mạng ở Hải Phòng lên cao, tạo nhiều tiếng vang mạnh mẽ trong và ngoài nước. Tuy nhiên đến cuối năm 1939 lúc ông đang chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới thì bị địch bắt. Trong phiên tòa xét xử, khi bị luận tội, dù thân thể tàn tạ do bệnh tật và đòn roi quân thù, đồng chí vẫn khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc là con đường đúng đắn và vạch trần tội ác của thực dân Pháp cùng bọn tay sai. Sau cùng vì không thể làm lay chuyển được ý chí cách mạng kiên cường của đồng chí Tô Hiệu nên chúng xử mức án 5 năm tù và đầu năm 1940 thì đày đi Nhà tù Sơn La. Nhà tù Sơn La là nơi ông đã tích cực tham gia tổ chức những chiến sĩ cộng sản đấu tranh chống chế độ lao tù đế quốc, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện và tuyên truyền. Mặc dù chốn lao tù với sự bao vây của thiếu thốn về điều kiện sinh hoạt, chịu sự hành hạ của bệnh lao nhưng đồng chí đã không ngừng làm việc, viết các bài tuyên truyền, lý luận cách mạng, lãnh đạo anh em tù đấu tranh không biết mệt mỏi với kẻ thù tàn bạo.
Đồng chí Tô Hiệu qua đời khi tuổi đời mới ba hai năm mà trong đó đã cống hiến 18 năm thanh xuân cho đấu tranh cách mạng không biết mệt mỏi, vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Quá trình hoạt động cách mạng của
đồng chí đã góp phần to lớn vào việc chuẩn bị những điều kiện quan trọng cho Đảng và phong trào cách mạng Việt Nam tiến tới cách mạng tháng Tám năm 1945, với nhiều kinh nghiệm có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn cách mạng sâu sắc cho Đảng.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Tô Hiệu luôn là người cộng sản mẫu mực, có bản lĩnh chính trị kiên cường, phẩm chất đạo đức trong sáng, quyết hy sinh quên mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc dù bị giam cầm trong nhà tù hà khắc của thực dân Pháp, đồng chí Tô Hiệu vẫn kiên cường giữ vững ý chí cách mạng và luôn lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng nước nhà. Hạt đào đồng chí đã gieo vào hang đá đến bây giờ vẫn là hình ảnh đẹp trong tâm khảm thế hệ mai sau về những cống hiến, hy sinh của thế hệ cha anh. Đồng chí Tô Hiệu đã rời xa chứng ta nhưng tấm gương của đồng chí là mạch nguồn bất tận, là cội nguồn động lực để tiếp tục dấn thân, phấn đấu của những người cộng sản Việt Nam trên con đường chinh phục mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho tất cả đồng bào của mình
Tác giả bài viết: Ths. Phan Thị An Phú Trường Chính trị Trần Phú
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website