Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 146
  • Hôm nay: 29822
  • Tháng hiện tại: 319256
  • Tổng lượt truy cập: 42845839
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Dấu ấn lịch sự của ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội đâu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đăng lúc: Thứ hai - 03/01/2022 23:38 - Người đăng bài viết: Phạm Tú
Dấu ấn lịch sự của ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội đâu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Dấu ấn lịch sự của ngày tổng tuyển cử bầu quốc hội đâu tiên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

          Tính từ cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I cho đến giai đoạn hiện nay, Quốc hội Việt Nam cũng có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước.Lần đầu tiên người dân Việt Nam được trực tiếp lựa chọn những người đủ tài, đủ đức vào Quốc hội để chung tay lo việc nước nhà bằng chính lá phiếu bầu của mình. Và trải qua suốt 76 năm ( 06/01/1946 - 06/1/2022), ở mỗi thời kỳ Quốc hội giữ những nhiệm vụ chính trị khác nhau nhưng vẫn luôn là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hoạt động của Quốc hội ngày càng đổi mới, hoàn thiện, khẳng định vai trò, trách nhiệm là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nơi gửi gắm niềm tin, sự kỳ vọng của cử tri và nhân dân Việt Nam



Việc lựa chọn mô hình nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công có ý nghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam, vì thế trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927), Bác nhấn mạnh rằng: “Muốn dân tộc được độc lập, muốn nhân dân lao động khỏi thân phận người nô lệ thì phải làm cách mạng một cách triệt để, không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, không thể thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa tư sản, nơi chính quyền chủ yếu thuộc về giai cấp hữu sản…Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” (1).Tư tưởng của Người hướng đến xây dựng một nhà nước kiểu mới mà ở đó nhân dân là thực sự người chủ của đất nước.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu vào ngày 05/01/1946 “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình” (2).Đó là nội dung của lời kêu gọi trước khi bầu cử diễn ra một một ngày nhưng chứa đựng những thông điệp quan trọng, tối cần thiết cần truyền đến toàn thể quốc dân đồng bào. Qua đó bao quát đến cảtrách nhiệm của các đại biểu và toàn bộ hệ thống chính quyền, phải thực sự vì dân, vì nước cũng như vai trò của nhân dân. Để người dân thấy đượcbầu cử là để thực thi chế độ dân chủ và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Mọi người dân đều có quyền ứng cử và tham gia bầu cử Quốc hội của nước Việt Nam mới. Nhiệm vụ của những người tham gia bầu cử thì phải mang hết tinh thần, trách nhiệm của mình để xây dựng Nhà nước, xây dựng Quốc hội. Hưởng ứng Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu của Bác, nhân dân cả nước đã đón nhận và chuẩn bị tham dự cuộcTổng tuyển cử như ngày hội lớn với tâm thế phấn khởi, sôi nổi, thể hiện tinh thần dân tộc dâng cao.Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trên cả nước gồm cả ở những vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Thời điểm đó đã có 91,95% cử tri ở Hà Nội thuộc 74 khu nội thành, 118 làng ngoại thành đi bỏ phiếu trong không khí tràn ngập niềm vui vẻ, hào hứng của ngày hội dân chủ. Kết quả là đã có 06 trong số 74 ứng cử viên đã trúng cử đại biểu Quốc hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).Tuy các tỉnh phía Bắc phải đối phó với âm mưu phá hoại hết sức tinh vi và trắng trợn của kẻ thù nhưng vẫn chú trọng chuẩn bị, bố trí kỹ lưỡng các khâu công tác để cuộc Tổng tuyển cử diễn ra an toàn. Các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn ác liệt của giặc Pháp.



Tổng số cử tri toàn quốc đi bỏ phiếu đạt tỷ lệ 89%, trừ một số nơi phải bầu bổ sung còn tuyệt đại đa số các địa phương chỉ bầu một lần. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam, các giới từ những nhà cách mạng lão thành, thương gia, nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa, đến đại biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính trị.Và ngày 06/01/1946 đã trở thành một mốc son in dấu trong lịch sử dân tộc vì đó là ngày Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam. Quốc hội đã chính thức hóa về mặt pháp lý Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cuộc bầu cử.Lần đầu tiên ở Đông Nam Á cũng như trong lịch sử dân tộc ta có một Quốc hội dân chủ được bầu ratrong bối cảnh đặc biệt nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất là phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Cuộc tổng tuyển cử thành công, Quốc hội đầu tiên nước ta được thành lập một cách chính danh, là Quốc hội của toàn dân, do toàn dân bầu ra để thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Với tính chính danh đó, Quốc hội đã tiến hành lập hiến, lập pháp, bầu Ban Thường vụ Quốc hội, biểu quyết thông qua các thành viên Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý xây dựng hệ thống chính quyền thống nhất từ Trung ương đến địa phương, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.Trong bối cảnh cách mạng Việt Nam có nhiều khó khăn chồng chất, nhân dân ta vừa thoát khỏi ách nô lệ nhưng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quyết định tổ chức Tổng tuyển cử và cuộc Tổng tuyển cử thành công là một quyết định sáng suốt, kịp thời, nhạy bén chính trị và khoa học, thực tiễn sâu sắc. Thắng lợi đó là khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được độc lập, tự do của Nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của Nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của Nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Ý nghĩa lịch sử cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên vẫn vẹn nguyên giá trị và được kế thừa trong 76 năm qua.

Tài liệu tham khảo
  1. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2011, tập 2.
  2. Báo Cứu Quốc số 134, ngày 5/1/1946.
 

Tác giả bài viết: Phan Thị An Phú - Khoa Lý luận cơ sở
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website