Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 178
  • Hôm nay: 46582
  • Tháng hiện tại: 336016
  • Tổng lượt truy cập: 42862599
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Rời Thủ đô về làng quê Hà Tĩnh làm cô giáo dạy vẽ

Đăng lúc: Thứ tư - 19/01/2022 02:15 - Người đăng bài viết: builien
 

Tên tôi là Hoàng Hồng Đóa (SN 1991, trú tại thôn Cát Thủy, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Tốt nghiệp Khoa Thiết kế thời trang - Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội vào năm 2015, ra trường, tôi có một công việc với mức lương khá cao tại Hà Nội.


Tên tôi là Hoàng Hồng Đóa (SN 1991, trú tại thôn Cát Thủy, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Tốt nghiệp Khoa Thiết kế thời trang - Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội vào năm 2015, ra trường, tôi có một công việc với mức lương khá cao tại Hà Nội.
Dù vậy, là người thích tự do nên cuối năm 2018, tôi quyết định trở về quê để tìm kiếm trải nghiệm mới. Thời điểm mới về, tôi nhận thấy trẻ em ở quê dành quá nhiều thời gian xem điện thoại, tivi nên có ý tưởng mở lớp dạy vẽ cho các em.


Ban đầu mở lớp vẽ “DoaBlue”, tôi chỉ dạy cho các em nhỏ là người thân trong gia đình và vài em nhà hàng xóm. Nhưng lâu dần, lớp học được nhiều người trong vùng biết tới, gửi gắm con theo học. Tôi không nỡ từ chối và đã nhận dạy tất cả các em.



Đến nay, mỗi tuần tôi có 7 lớp học, mỗi lớp 7 - 8 em. Mỗi buổi, tôi dạy 2 tiếng vào buổi sáng hoặc buổi tối. Để thuận tiện cho việc dạy học, tôi chia lớp ra từng độ tuổi khác nhau như: 4 - 6 tuổi, 6 - 8 tuổi, 8 - 10 tuổi, 10 - 12 tuổi... Các lớp nhỏ tuổi sẽ có thời gian học ngắn hơn, chủ yếu là dạy kỹ thuật hội họa, vẽ tượng trưng các hình ảnh gần gũi trong đời sống...
Trong khi đó, các lớp học ở độ tuổi cao hơn sẽ được học kỹ thuật tô màu, học chi tiết các tông màu cơ bản nóng - lạnh, cách di chuyển màu theo từng lớp, đi nét đậm nhạt khác nhau...
Dù không học sư phạm nhưng từ tình yêu trẻ em, lâu dần tôi dễ dàng nắm bắt được khả năng của các bạn nhỏ để có cách tiếp cận hiệu quả nhất. Tôi thường dành thời gian để kèm cặp từng em, cố gắng truyền dạy những giá trị sống thông qua những nét vẽ, gam màu. Điều mừng là dù còn nhỏ nhưng nhiều em đã sớm có tình yêu và năng khiếu hội họa.
Lớp học của tôi có 4 “học sinh đặc biệt” là các em nhỏ bị khiếm thính. Trong một lần tôi đăng lên Facebook mở lớp dạy cho trẻ khiếm thính, có 4 gia đình sống cùng huyện (cách nhà tôi khoảng 5km) đã đưa con đến theo học. Tôi nhận dạy miễn phí với mong muốn giúp các em khám phá cuộc sống, cởi mở, hòa nhập hơn với mọi người.
Sau hơn 1 năm theo học, giờ đây, các em đã có thể thỏa sức sáng tạo để hoàn chỉnh những bức tranh mang nhiều thông điệp. Các bức tranh sau mỗi buổi học đều được tôi đóng khung, cho học sinh mang về để khích lệ sự say mê nghệ thuật của các em.


Tôi còn nhận vẽ bích họa ở các khu dân cư, tham gia hoạt động của đoàn thanh niên góp sức xây dựng nông thôn mới ở xã Xuân Viên. Tôi thực sự rất vui khi chứng kiến quê hương đổi mới và được góp một phần nhỏ bé trên hành trình xây dựng huyện NTM kiểu mẫu ở vùng quê giàu truyền thống văn hóa - Nghi Xuân.
 

Tác giả bài viết: Báo Hà Tĩnh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website