Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 157
  • Khách viếng thăm: 156
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 31595
  • Tháng hiện tại: 321029
  • Tổng lượt truy cập: 42847612
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Đoàn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng

Đăng lúc: Thứ ba - 04/05/2021 21:03 - Người đăng bài viết: Phạm Tú
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Đoàn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng

Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Đoàn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng

Xây dựng đội ngũ cán bộ cán bộ đoàn là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng. Thực tiễn cho thấy, các hoạt động của tổ chức đoàn tốt hay kém, phụ thuộc rất lớn vào phẩm chất, năng lực và trình độ của người cán bộ đoàn. Vì thế, để xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn một cách cơ bản, hệ thống thì ngoài việc phát huy tốt năng lực hoạt động thực tiễn cần phải chú tâm đến hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ lý luận chính trị.

ĐVTN thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng tổ chức sinh hoạt chi đoàn
 
Lênin qua thực tiễn lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh : “Nghiên cứu con người tìm những cán bộ bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt; nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” (1). Vì thế, ngay khi vừa thành lập Đảng, Lênin cho mở trường đào tạo cán bộ mà Người trực tiếp giảng dạy. Sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2).
Có thể thấy công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ Đoàn được quan tâm, chú trọng nên đa phần đội ngũ cán bộ Đoàn có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII chỉ ra:“Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện. Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".
Thực trạng đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do sự bất cập giữa đào tạo cán bộ với việc tuyển chọn, quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ. Quá trình thực hiện chính sách cán bộ còn nhiều điểm bất hợp lý, thiếu công bằng, không có sự nhất quán.
Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn là một việc làm thường xuyên, là một mắt khâu quan trọng của công tác cán bộ. Muốn bảo vệ đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mỗi cán bộ đoàn phải có nền tảng lý luận vững chắc.Để thực hiện tốt hiệu quả đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ đoàn cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tập trung, thiết thực gắn với thực tiễn hoạt động và nội dung công tác của cán bộ đoàn.
 Giảng viên cần linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp, nội dung phù hợp trình độ, với khả năng tiếp thu lý luận của đối tượng người học tạo được không khí sôi nổi, thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến từ người học vào giải quyết, làm rõ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đang đặt ra liên quan đến nội dung bài học. Đồng thời, người học phải phát huy tính tích cực, tự giác, năng động vận dụng vào thực hiện bài thi, bài thu hoạch với tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học theo chuyên đề. Và phảivận dụng tốt những tri thức lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các tri thức của các môn khoa học đưa vào nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn công tác đoàn tại đơn vị.
Thứ hai, Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ quản trong việc quy hoạch, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy đảng. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn cần xuất phát trên quan điểm khách quan, toàn diện và lịch sử - cụ thể thì mới đáp ứng đúng yêu cầu thực tế của địa phương, đưa ra phương pháp phù hợp. Cần chống tư tưởng phong kiến, gia trưởng, bảo thủ, cục bộ địa phương, tư duy nhiệm kỳ trong công tác cán bộ.
Thứ ba, Chú trọng thực hiện tốt công tác nhận diện, đề cao cảnh giác với những âm mưu phá hoại của thế lực thù địch. Một mặt phải thực hiện tốt các yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 26-NQ/TW về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Mặt khác cần chủ động trong cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay nhằm quán triệt, thấm nhuần và vận dụng đúng đắn các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Ðảng Cộng sản Việt Nam về công tác đoàn.
chú trọng đến các hình thức giáo dục lý luận chính trị thông qua chế độ thông tin, kết hợp giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua những buổi chào cờ, sinh hoạt chuyên đề kịp thời đem đến cho cán bộ đoàn những nguồn thông tin chính thống, mang tính định hướng, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng những “kẽ hở” trong công tác tư tưởng hòng xuyên tạc, chống phá.
Thứ tư, xây dựng những đề án, chương trình về công tác cán bộ đoàn hiệu quả, thiết thực. Chú trọng toàn diện đến các khâu từ công tác đánh giá, quy hoạch, phát triển và sử dụng nhân tài đặc biệt là thực hiện công tác quy hoạch một cách công khai, đảm bảo tính gắn bó, liên hết. Công tác tuyển chọn cán bộ đoàn tuân thủ nghiêm túc theo quy định của Nhà nước, bảo đảm tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và cơ cấu cán bộ lãnh đạo trẻ, lãnh đạo nữ để thực hiện nhiệm vụ; hình thành được đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ kế thừa ở mỗi cấp. Đồng thời, làm tốt nhiệm vụ rà soát, đánh giá đúng trình độ của đội ngũ cán bộ, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đạt mục tiêu đề ra. Từ đó thường xuyên rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những trường hợp cán bộ đoàn không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; giới thiệu những cán bộ trẻ có năng lực, triển vọng phát triển bổ sung vào quy hoạch cấp ủy các cấp.
Tài liệu tham khảo
(1) V.I.Lênin: Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxơcơva, 1974, tr. 473.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tậpNxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.269.

Tác giả bài viết: Ths. Phan Thị An Phú Giảng viên trường chính trị Trần Phú
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website