Trang Facebook

Lượt người truy cập

  • Đang truy cập: 118
  • Khách viếng thăm: 109
  • Máy chủ tìm kiếm: 9
  • Hôm nay: 33261
  • Tháng hiện tại: 322695
  • Tổng lượt truy cập: 42849278
Tuổi trẻ Tỉnh Hà Tĩnh xung kích, năng động, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng!
App thanh niên

BÀI VIẾT “KỶ NIỆM LÊNIN” CỦA BÁC HỒ

Đăng lúc: Thứ ba - 06/02/2024 03:30 - Người đăng bài viết: Đặng Quốc Vũ
BÀI VIẾT “KỶ NIỆM LÊNIN” CỦA BÁC HỒ

BÀI VIẾT “KỶ NIỆM LÊNIN” CỦA BÁC HỒ

Báo Dân dân ngày 15 tháng 1 năm 1953 đăng bài viết “Kỷ niệm Lênin” của Bác Hồ với bút danh C. B. Đây là bài viết của Người hướng đến sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày mất của V.I. Lênin (21/1/1924 - 21/1/1954).


Ngay mở đầu bài viết, Bác đã chỉ rõ V.I.Lênin không những có vai trò to lớn trong việc tổ chức, lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga dẫn dắt phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản Nga mà còn là người lãnh đạo giai cấp lao động, các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. Việc ông phát triển, đưa vào thực hiện chủ nghĩa Mác và Ăngghen đã góp phần đưa lại đường lối cách mạng đúng đắn nhằm chỉ đạo, đưa phong trào đấu tranh cách mạng đạt những kết quả tích cực. Từ đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng “Trong bài vắn tắt này, không thể kể hết đạo đức và công ơn như trời như bể của đồng chí Lênin. Ở đây chúng ta chỉ có thể nêu vài điểm chính để mọi người ghi nhớ, học tập và thực hành [1]. Điều mọi người cần nhớ, thực hiện trước hết là những yêu cầu cụ thể về thái độ với nhân dân “phải yêu kính quần chúng, gần gũi quần chúng, tin tưởng lực lượng vĩ đại và đầu óc thông minh của quần chúng, học hỏi quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, để đoàn kết và lãnh đạo quần chúng.”. Qua đó cho thấy, nhân dân có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nên mỗi chúng ta cần có thái độ đúng đắn thì mới định hướng hành động khoa học, phù hợp. Chỉ khi biết yêu mến, kính trọng, gần gũi, thấu hiểu, tin tưởng nhân dân thì mới có thể vận động, hướng dẫn, tập hợp họ tạo nên nguồn sức mạnh to lớn góp phần dựng xây, phát triển đất nước. Tuy nhiên, đối với kẻ địch thì đòi hỏi cần có thái độ kiên quyết, dũng cảm, đấu tranh đến cùng nhượng bộ. Bên cạnh đó, Người nói đến lời dặn của V.I.Lênin về công việc, cần “phải thấy trước, lo trước, tính trước. Phải cân nhắc kỹ những điều thuận lợi và khó khăn, để kiên quyết vượt qua mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi. Bất kỳ việc to việc nhỏ, đều phải rất cẩn thận, không hấp tấp, không rụt rè. Bại không nản, thắng không kiêu. Tuyệt đối tránh chủ quan, nông nổi.”[2]. Muốn có thể đảm nhiệm tốt công việc hiệu quả thì cần xác lập cách nhìn nhận vấn đề, dự tính những tình huống có thể xảy ra, đưa kế hoạch chi tiết sẽ giúp cho chúng ta đỡ vòng vo, mò mẫm khi gặp những tình huống nảy sinh từ thực tiễn. Việc hình thành các đánh giá, nhìn nhận đúng đắn sẽ hình thành nên định hướng hành động khoa học, phù hợp với những yêu cầu của đời sống.
Nhất là Bác đặc biệt nhấn mạnh đến niềm vinh dự, tự hào của mỗi người khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Vì thế, mỗi cán bộ đảng viên cần phải thường xuyên học tập, rèn luyện, phấn đấu trau dồi phẩm chất đạo đức. Phẩm chất quan trong hàng đầu của mỗi đảng viên là phải tuyệt đối thật thà, trung thành với Đảng; quyết tâm trọn đời đấu tranh cho sự nghiệp của Đảng. Thật thà, trung thành với lý tưởng, con đường Đảng ta đã chọn sẽ giúp cho mỗi đảng viên giữ vững bản lĩnh cách mạng, kiên quyết đấu tranh, bảo vệ Đảng trước mọi âm mưu và hành động phá hoại của lực lượng thù địch. Cần phát huy tính tích cực, tự giác trong tuyên truyền, thực hiện các chính sách của Đảng và của Chính phủ. Bản thân mỗi đảng viên cần nêu cao tinh thần nghiêm khắc giữ gìn kỷ luật của Đảng và của Chính phủ. Và hơn hết là chúng ta đem hết sức mình phục vụ nhân dân; đặt lợi ích của nhân dân và của Đảng lên trên hết, trước hết. Sức mạnh của Đảng có được là nhờ sự giác ngộ, ý thức kỷ luật và tinh thần tự giác của từng đảng viên do đó luôn biết nêu gương mọi lúc mọi nơi. Người nhắc nhở tinh thần tự phê bình và phê bình mình, nâng cao giác ngộ giai cấp và giữ vững sự thống nhất tư tưởng, thống nhất hành động của Đảng. Những yêu cầu đó đã chỉ ra cụ thể, sâu sắc về tư cách của mỗi đảng viên từ đó tạo nên chuẩn mực của mỗi thành tố tạo nên đảng cầm quyền.
Người cũng nhấn mạnh đến bài học sâu sắc “Lênin dạy chúng ta phải ra sức chống quan liêu, tham ô, lãng phí. Dù vô tình hay là cố ý, duy trì ba bệnh ấy tức là giúp sức cho kẻ địch và làm hại cho nhân dân, cho Chính phủ, cho Đảng... Chúng ta kỷ niệm đồng chí Lênin, thương nhớ đồng chí Lênin thì càng phải học tập và thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường duy nhất cho chúng ta đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công”[3]. Ba căn bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí hết sức nguy hại đối với nhân dân, với chế độ, với đất nước. Muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, đời sống ấm no thì việc phòng ngừa, chống quan liêu, tham ô, lãng phí là vô cùng cấp thiết. Vì thế cần phát huy sức mạnh của toàn đảng, toàn quân, toàn dân chung sức đồng lòng quyết tâm đẩy lùi các căn bệnh “nội xâm” đó ra khỏi xã hội góp phần tạo nên những thắng lợi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Người cũng nhắn nhủ
Cuối bài viết, Bác căn dặn thêm “Chúng ta kỷ niệm đồng chí Lênin, thương nhớ đồng chí Lênin thì càng phải học tập và thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường duy nhất cho chúng ta đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công.”[4] . Để thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ những công lao to lớn của Lênin đối với Đảng ta, đất nước ta thì cần chuyển tình cảm đó trở thành sức mạnh thông qua những hành động cụ thể. Cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng học tập, đưa kiến thức lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin vào giải quyết những nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
Có thể thấy, bài viết Kỷ niệm Lênin của Người được đăng trên báo Nhân dân đến nay đã hơn 70 năm nhưng những luận điểm của đồng chí Lênin được Người thể hiện ở bài viết vẫn còn nguyên giá trị ở bối cảnh đất nước ta hiện nay. Nhất là những vấn đề nảy sinh từ nền kinh tế thị trường, nạn liêu, tham ô lãng phí, sự tấn công của thế lực thù địch vẫn đang là những thách thức đặt ra yêu cầu không ngừng đổi mới và chỉnh đốn của Đảng ta. Thực tiễn đó cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên nghiêm chỉnh thực hiện những nội dung chính mà bài viết của Người đã chỉ ra từ đó phát huy hết tinh thần tự giác, tích cực, xứng đáng là “người đầy tớ của nhân dân”./.



[1] Những bài viết của Bác Hồ trên báo Nhân dân, 1951-1954 (2015), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, T 315
[2] Những bài viết của Bác Hồ trên báo Nhân dân, 1951-1954 (2015), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, T 316
[3] Những bài viết của Bác Hồ trên báo Nhân dân, 1951-1954 (2015), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, T 316
[4] Những bài viết của Bác Hồ trên báo Nhân dân, 1951-1954 (2015), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, T 317

Tác giả bài viết: ThS. Phan Thị An Phú - Trường Chính trị Trần Phú
Từ khóa:

kỷ niệm, sự kiện

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Hình ảnh hoạt động

Video hoạt động

Nhịp sống trẻ tháng 8: Để khi tốt nghiệp không còn nỗi lo thất nghiệp

Liên kết Website