Nhằm đồng hành, hỗ trợ mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, chiều ngày 11/10, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã đến tham quan, trao Quyết định hỗ trợ vốn vay từ nguồn Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Hà Tĩnh cho hợp tác xã nông nghiệp Khe Giao, do đồng chí Đào Đình Lợi làm chủ nhiệm tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc.
Mô hình cam sạch “thuận thiên nhiên” nói không với chất hóa học tại khu vườn đồi
rộng hơn 18ha của Hợp tác xã nông nghiệp Khe Giao tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc.
Vườn cây ăn quả của anh Lợi “nói không” hoàn toàn với các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; thay vào đó, sử dụng các loại bẫy điện, bẫy màn để phòng trừ sâu bệnh, kết hợp diệt trừ thủ công và nuôi các loại côn trùng thiên địch như kiến vàng, ong vò vẽ… Bên cạnh đó, sử dụng chủ yếu là phân bón hữu cơ, cố gắng hạn chế và tiến tới không sử dụng phân bón hóa học trong thời gian sắp tới.
Ngày 11/10/2022, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trao Quyết định hỗ trợ vốn vay 50 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Hà Tĩnh cho HTX cam Khe Giao
Hiện nay, 500 gốc cam của trang trại đã cho thu hoạch khoảng 4 tấn/vụ, thu nhập ước tính 120 triệu đồng. Bên cạnh đó, anh còn trồng 300 gốc bưởi, 200 gốc ổi, 200 cây cau, kết hợp nuôi 500 con gà thả đồi, thả 100 con cá trắm, tất cả đều theo hướng “thuận thiên nhiên”, cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 5 lao động theo thời vụ.
Trong năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng như các cấp bộ đoàn toàn tỉnh luôn quan tâm triển khai, tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm khuyến khích, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt quan tâm các dự án, mô hình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, có thể kể đến các mô hình:
Mô hình trồng cây dược liệu chè vằng theo hướng hữu cơ của đồng chí Nguyễn Văn Thọ, thôn Quốc Tuấn, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên.
Anh Nguyễn Văn Thọ với vườn cây chè vằng hữu cơ, không thuốc bảo vệ thực vật Gần 10 năm rời quê vào Đắk Lắk lập nghiệp, anh Nguyễn Văn Thọ (SN 1991), ở thôn Quốc Tuấn, xã Cẩm Mỹ vẫn không có việc làm ổn định. Sau một thời gian “chống chọi”, ứng biến không thành, anh Nguyễn Văn Thọ đã quyết định hồi hương và được sự tiếp sức lớn của BTV Tỉnh đoàn cũng như đoàn cơ sở, anh đã quyết định đầu tư mô hình trồng cây dược liệu chè vằng theo hướng hữu cơ, anh Thọ tự ủ phân hữu cơ để bón cho cây chè vằng. BTV Tỉnh đoàn đã chỉ đạo Đoàn xã huy động lực lượng hỗ trợ ngày công xuống giống 2.000 bầu cây chè vằng đầu tiên, đến tháng 03/2022, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã ban hành Quyết định vay vốn Nguồn Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp Hà Tĩnh với số tiền 50 triệu đồng cho đồng chí Thọ, đến nay mô hình đã dần ổn định, anh Thọ đã trồng thêm 1 vạn bầu chè vằng, dự kiến sau 1 năm sẽ cho thu hoạch.
Anh Thọ tự ủ phân để bón cho chè vằng và cây ăn quả trong vườn.
Quyết định số 236-QĐ/TĐTN-PT ngày 20/3/2022 về việc Phê duyệt cho vay Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho mô hình trồng cây dược liệu chè vằng theo hướng hữu cơ của đồng chí Nguyễn Văn Thọ, huyện Cẩm Xuyên Dự án trồng dưa lưới nhà màng ứng phó với biến đổi khí hậu của đồng chí Phạm Hữu Hậu ở thôn Sơn Bình 2, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh.Đồng chí Phạm Hữu Hậu từ lâu đã ấp ủ thực hiện một mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Sau khi nhận được sự tư vấn từ người thân, bạn bè các tổ chức đoàn cơ sở, anh Hậu đã chọn cây dưa lưới xây dựng mô hình phát triển kinh tế đầu tiên tại huyện Kỳ Anh. Không chỉ vì hiệu quả kinh tế mà còn mong muốn cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, nhất là khi thực phẩm bẩn đang tràn lan như hiện nay.
Đồng chí Phạm Hữu Hậu tâm huyết với mô hình trồng dưa lưới nhà màng hữu cơ của mình
Từ diện tích ban đầu là 300 m2 , đến nay, anh đã mở rộng diện tích lên 1.700 m 2. Anh Hậu cho biết, số tiền để đầu tư xây dựng mô hình ban đầu là hơn 500 triệu đồng, trong đó, được Nhà nước hỗ trợ chi phí xây dựng nhà màng với trị giá 150 triệu đồng, và đầu năm BTV Tỉnh đoàn hỗ trợ vốn vay ưu đãi 50 triệu đồng.
BTV Tỉnh đoàn chỉ đạo Huyện đoàn Kỳ Anh và Đoàn xã Kỳ Sơn hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm dưa lưới “sạch” của anh Phạm Hữu Hậu
Quyết định số 234-QĐ/TĐTN-PT ngày 22/2/2022 về việc Phê duyệt cho vay Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho dự án trồng dưa lưới nhà màng ứng phó với biến đổi khí hậu của đồng chí Phạm Hữu Hậu, huyện Kỳ Anh Mô hình trồng dưa lưới của đồng chí Phạm Hữu Hậu luôn tuân thủ quy trình được kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn hạt giống, bồn cây, theo dõi quá trình sinh trưởng, nước tưới cho đến khi dưa được thu hoạch. Không chỉ làm giàu cho bản thân, mô hình trồng dưa lưới của đồng chí Hậu còn góp phần tạo việc làm cho 10 lao động nông thôn tham gia các công việc hàng ngày tại các nhà màng với mức thu nhập từ 250.000 - 400.000 đồng/ngày.
Mô hình xây dựng vườn ươm cây ăn quả sạch bệnh của đồng chí Hoàng Xuân Bằng, thôn 6, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê
Anh Hoàng Xuân Bằng với mô hình vườn ươm cây ăn quả sạch bệnh Từ những thành công của mô hình trồng cây bưởi Phúc Trạch, phát huy tiềm năng, lợi thế của điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với các loại cây trồng lâu năm cho giá trị kinh tế cao; tháng 10/2022, sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tạo điều kiện cho tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ vốn vay sinh kế từ nguồn vốn Quỹ Quốc gia Giải quyết việc làm kênh Trung ương Đoàn, anh Hoàng Xuân Bằng đã tiếp tục mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình “Vườn ươm cây ăn quả sạch bệnh” với tổng diện tích 01 ha.
Quyết định số 11-QĐ/TĐTN-PT ngày 05/10/2022 về việc Phê duyệt cho vay Quỹ quốc gia về việc làm cho Dự án xây dựng vườn ươm cây ăn quả sạch bệnh của đồng chí Hoàng Xuân Bằng, huyện Hương Khê Điều đặc biệt vườn cây giống của anh Bằng “nói không” hoàn toàn với các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; thay vào đó, sử dụng các loại bẫy điện, bẫy màn để phòng trừ sâu bệnh, kết hợp diệt trừ thủ công và nuôi các loại côn trùng thiên địch như kiến vàng, ong vò vẽ… Bên cạnh đó, sử dụng chủ yếu là phân bón hữu cơ, cố gắng hạn chế và tiến tới không sử dụng phân bón hóa học trong thời gian sắp tới.
Dự án sản xuất gạch không nung bảo vệ môi trường của đồng chí Nguyễn Công Kiên TDP La Giang, phường Trung Lương, thị xã Hồng LĩnhTháng 2/2022, được sự hỗ trợ vốn vay và tư vấn chuyên môn từ phía Tỉnh đoàn, Với mục tiêu bảo vệ môi trường, đổi mới và tiết kiệm nhiên liệu trong xây dựng. Đồng chí Nguyễn Công Kiên (phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh) đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, đầu tư máy móc và công nghệ để sản xuất gạch không nung. Qua đó, góp phần tạo ra nguồn vật liệu chất lượng tốt và thân thiện với môi trường.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tham quan, khảo sát mô hình sản xuất gạch không nung của đồng chí Nguyễn Công Kiên Dây chuyền sản xuất gạch không nung tuyệt đối đảm bảo vấn đề môi trường. Khi sản xuất gạch không nung hoàn toàn không có ô nhiễm không khí, khí thải và nước thải. Sản xuất gạch không nung có lợi thế ít công đoạn và cần ít nhân công, không gây ô nhiễm môi trường xung quanh bởi vì không trải qua công đoạn nung gạch. Con người và môi trường không phải chịu áp lực về khói bụi từ than đá và sức nóng trong quá trình nung thải ra.
Dự án sản xuất gạch không nung với công suất 1 vạn viên/ngày, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động với thu nhập từ 6 triệu đồng/người/tháng.
Quyết định số 235-QĐ/TĐTN-PT ngày 23/2/2022 về việc Phê duyệt cho vay Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tỉnh Hà Tĩnh cho Dự án sản xuất gạch không nung bảo vệ môi trường của đồng chí Nguyễn Công Kiên, thị xã Hồng Lĩnh Mô hình nuôi lươn không bùn của đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn - Huyện Hương SơnLà một thanh niên tốt nghiệp đại học ngành chăn nuôi, anh Nguyễn Quốc Tuấn đã mạnh dạn đầu tư vốn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi; tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT với mô hình nuôi lươn không bùn bảo vệ môi trường.
Mô hình nuôi lươn không bùn bảo vệ môi trường của anh Nguyễn Quốc Tuấn, huyện Hương Sơn Nuôi lươn không bùn trên địa bàn xã góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai sẵn có, tận dựng tối đa các sản phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi, bảo vệ môi trường.
Mô hình ước tính cho doanh thu 700-800 triệu đồng/năm, góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho 3 lao động trên địa bàn.
Trong ngày Hội ĐVTN sáng tạo, khởi nghiệp năm 2022, BTV Tỉnh đoàn đã đến tham quan, trao quà và Quyết định vốn vay Nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Hà Tĩnh cho anh Nguyễn Quốc Tuấn Bên cạnh việc hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho các mô hình khởi nghiệp bảo vệ môi trường, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp như tổ chức các chương trình tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt theo hướng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các chương trình, tọa đàm hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm của mô hình kinh tế thanh niên thông qua các sàn thương mại điện tử, các câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế…
Tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật ủ phân hữu cơ bảo vệ môi trường
Hội nghị tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nhân dân và các mô hình kinh tế thanh niên tại huyện Hương Khê
Hội nghị tập huấn kỹ năng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm trên ứng dụng thương mại điện tử cho ĐVTN.....
Ý kiến bạn đọc